Đạt được chứng nhận Halal cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hàng triệu du khách Hồi giáo thu nhập cao. Liên hệ ngay với GHC Halal để được tư vấn mọi vấn đề về Halal trong thời gian sớm nhất bởi chuyên gia của chúng tôi.
Khái niệm Chứng nhận Halal
Halal dịch từ tiếng Ả Rập có nghĩa là cho phép, hợp pháp. Theo nghĩa đó, chứng nhận Halal là một chứng nhận được cấp để xác nhận sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp có được phép tiêu thụ tại thị trường Hồi giáo hay không.
Hiện nay, chứng nhận Halal đang được áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả dịch vụ nhà hàng, khách sạn, bếp ăn. Để đạt chứng nhận Halal cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn; doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Halal như: đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp, quy trình chế biến đúng luật Shariah, môi trường phục vụ tôn trọng văn hóa Hồi giáo và đội ngũ nhân viên am hiểu kiến thức Halal.
Yêu cầu đối với nhà hàng, khách sạn, bếp ăn phục vụ khách Hồi giáo
Người Hồi giáo rất coi trọng đức tin của họ và chỉ sử dụng những sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn Halal; do đó; doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu sau để đạt chứng nhận Halal cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn và có cơ hội tiếp cận với du khách theo đạo Hồi:
– Với khách sạn, cần có khu vực ăn uống riêng và bố trí nơi cầu nguyện để khách theo đạo Hồi hành lễ 5 lần mỗi ngày.
– Với nhà hàng, cần chia khu vực ăn uống riêng biệt giữa nhóm khách theo đạo Hồi và khách không theo đạo Hồi.
– Về thực phẩm, nhà hàng, bếp ăn phục vụ người Hồi giáo không được sử dụng thực phẩm bị cấm theo Tiêu chuẩn Halal như: lợn, chó, lưỡng cư, chim ăn thịt, huyết, đồ uống có cồn,…
– Bố trí nhân viên nữ để phục vụ khách hàng nữ vì phụ nữ theo đạo Hồi không được phép giao tiếp với đàn ông lạ.
– Nhân viên trong nhà hàng, khách sạn, bếp ăn phục vụ khách Hồi giáo phải được đào tạo bài bản về Halal.
Đối tượng khách hàng cần có Chứng nhận Halal cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn
Dưới đây là các tổ chức, doanh nghiệp cần có Chứng nhận Halal cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn:
– Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bếp ăn phục vụ du khách Hồi giáo.
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà hàng, khách sạn, bếp ăn phục vụ các sự kiện Hồi giáo.
– Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, bếp ăn không phục vụ món ăn Hồi giáo nhưng muốn mở rộng tệp khách hàng là người theo đạo Hồi.
Chứng nhận Halal như thế nào thì được chấp nhận?
Hiện nay, có rất nhiều tổ chức chứng nhận và tổ chức tư vấn tuyên bố có thể cấp Chứng nhận Halal. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng có khả năng cung cấp Chứng nhận Halal được công nhận bởi quốc tế và có hiệu lực tại thị trường Hồi giáo.
GHC Halal xin cung cấp dấu hiệu nhận biết Chứng nhận Halal có hiệu lực quốc tế uy tín của 3 nhóm Tiêu chuẩn Halal phổ biến hiện nay:
Tiêu chuẩn Halal của Hội đồng hợp tác vùng vịnh GCC
Cơ quan công nhận GAC (GCC Accredition Center) thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC – Gulf Cooperation Council) gồm các quốc gia Vùng Vịnh Ba Tư gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Chứng nhận Halal của tổ chức chứng nhận được công nhận bởi GAC có giá trị toàn cầu và có độ phủ lớn nhất trên thế giới, được hầu hết các thị trường tiêu dùng Hồi giáo trên thế giới chấp nhận (ngoại trừ JAKIM của Malaysia và BPJPH của Indonesia).
Tiêu chuẩn Halal của Cục phát triển Hồi giáo JAKIM Malaysia
Chứng nhận Halal của tổ chức chứng nhận được công nhận bởi JAKIM có giá trị cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Malaysia và một số nước Hồi giáo khác (ngoại trừ Indonesia và các nước vùng vịnh GCC).
Tiêu chuẩn Halal của Cơ quan bảo lãnh sản phẩm Halal BPJPH
Chứng nhận Halal của tổ chức chứng nhận được công nhận bởi BPJPH có hiệu lực ở hị trường Indonesia và một số thị trường tiêu dùng Hồi giáo trên thế giới (ngoại trừ 06 nước vùng vịnh, Malaysia và một số nước không chấp nhận vì thương hiệu và độ phủ của chương trình này không rộng).
Có thể thấy, cho đến bây giờ, chứng nhận Halal vẫn chưa có sự thống nhất toàn cầu giữa các tổ chức cấp phép. Do đó, doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu cụ thể và tuân thủ tiêu chuẩn Halal tương ứng để đạt hiệu quả như mong đợi.
Tại sao nên chọn chứng nhận Halal bởi GHC?
Chọn cấp Chứng nhận Halal bởi GHC, quý khách hàng sẽ được:
– Cung cấp dịch vụ chứng nhận Halal toàn cầu, được công nhận bởi các tổ chức uy tín quốc tế như GAC (Trung tâm Chứng nhận Vùng Vịnh), JAKIM (Malaysia) và BPJPH (Indonesia).
– Chứng nhận Halal của GHC được chấp thuận bởi các tổ chức Hồi giáo trên toàn cầu, đảm bảo tính hợp lệ với độ phủ lớn nhất thế giới.
– Đội ngũ chuyên gia Halal người đạo Hồi có mặt ở khắp 3 miền Việt Nam; đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thông tin chính xác và thuận tiện.
– Chi phí trọn gói, tiết kiệm nhất: GHC báo giá theo chi phí trọn gói cho đến khi đạt được chứng nhận Halal, không phát sinh chi phí đi lại, không yêu cầu doanh nghiệp đưa đón tới địa điểm đánh giá. Do đó, đảm bảo hiệu suất với chi phí tiết kiệm nhất cho khách hàng.
– Tối ưu thời gian cho doanh nghiệp khi chỉ cần từ 15 đến 20 ngày để được cấp chứng nhận.
Quy trình chứng nhận Halal cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn
Để được cấp Chứng nhận Halal cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn; tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn Halal
Khách hàng được đào tạo nhận thức về Tiêu chuẩn Halal tương ứng cho sản phẩm muốn được chứng nhận (thực phẩm, bao bì thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm dệt may,…).
Bước 2: Xây dựng hệ thống đảm bảo Halal
Doanh nghiệp tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn độc lập đủ năng lực để xây dựng Hệ thống đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Halal.
Bước 3: Đăng ký chứng nhận
Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal và hồ sơ kèm theo đăng ký.
Bước 4: Đánh giá sơ bộ giai đoạn 1
Tổ chức chứng nhận thực hiện Đánh giá Giai đoạn 1 – Đánh giá sơ bộ tại văn phòng các hồ sơ tài liệu đăng ký và sự sẵn sàng cho giai đoạn đánh giá chính thức.
Bước 5: Đánh giá chính thức giai đoạn 2
Tổ chức chứng nhận thực hiện Đánh giá Giai đoạn 2 – Đánh giá chứng nhận chính thức tại hiện trường nhà máy sản xuất.
Bước 6: Thẩm xét hồ sơ và cấp chứng nhận
Tổ chức chứng nhận thẩm tra hồ sơ sau đánh giá và thực hiện thủ tục cấp chứng nhận nếu nhà máy đạt tiêu chuẩn Halal.
* Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp đã đào tạo và xây dựng xong Hệ thống đảm bảo Halal thì chỉ cần thực hiện từ Bước 3 để được chứng nhận.
Lợi ích khi có chứng nhận Halal
Khi đạt được chứng nhận Halal cho nhà hàng, khách sạn, bếp ăn sẽ giúp doanh nghiệp:
– Tiếp cận thị trường Hồi giáo vô cùng tiềm năng với 1,8 tỷ người tiêu dùng, tương đương 25% dân số thế giới.
– Nâng cao uy tín thương hiệu và dễ dàng xuất khẩu sản phẩm vào các nước, vùng lãnh thổ theo đạo Hồi hoặc phần đông dân số theo đạo Hồi như: các nước Vùng Vịnh, các nước Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Malaysia, Parkistan,…
– Tạo dựng lợi thế cạnh tranh độc đáo tại thị trường Hồi giáo đầy triển vọng nhưng chưa được khai thác nhiều.
– Có được sự tin tưởng của người tiêu dùng Hồi giáo thu nhập cao với nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ Halal lớn.
Liên hệ ngay GHC - tổ chức chứng nhận Halal uy tín, nhanh chóng
Trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh:
– Địa chỉ: Số 2B3, Đường số 22, Khu phố 4, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
– Điện thoại: 097.628.3553
– Email: hcm.vn@halalghc.com
Địa điểm điều phối kinh doanh tại Tp. Đà Nẵng:
– Địa chỉ: 109 Huy Cận, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
– Điện thoại: 097.628.3553
– Email: danang.vn@halalghc.com
Địa điểm điều phối kinh doanh tại Tp. Hà Nội:
– Địa chỉ: Tầng 2, Số H2, ngõ 88 Trung Kính, Tổ 38, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
– Điện thoại: 097.628.3553
– Email: hanoi.vn@halalghc.com