GHC GLOBAL HALAL CERTIFICATION COMPANY LIMITED
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN HALAL TOÀN CẦU GHC

Halal make everything better – Halal làm mọi thứ tốt hơn

MEMBER OF WORLD HALAL CERTIFICATION ASSOCIATION

Chứng nhận Halal cho sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, chứng nhận Halal xuất khẩu

halalghc-dich-vu-chung-nhan-halal-cho-san-pham-nong-nghiep-va-thuc-pham-1

Với hơn 1,9 tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu, thị trường Hồi giáo mở ra cơ hội kinh doanh vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản và thực phẩm. Chứng nhận Halal chính là giấy thông hành duy nhất để doanh nghiệp chinh phục thị trường đầy triển vọng này. 

MỤC LỤC

Khái niệm Chứng nhận Halal

Halal là gì?

✅ Dịch từ tiếng Ả Rập, Halal có nghĩa là “hợp pháp”, “được phép”; trái nghĩa với Halal là Haram (bị cấm, không được phép).

✅ Halal và Haram là hai thuật ngữ được sử dụng để chỉ những gì được phép và những gì bị cấm theo luật Sharia – luật của người theo đạo Hồi.

Chứng nhận Halal là gì?

⭐️ Chứng nhận Halal là một chứng nhận được đưa ra nhằm xác nhận các sản phẩm, dịch vụ dành cho người Hồi giáo đáp ứng các yêu cầu của đạo Hồi về mặt tôn giáo, bao gồm nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến. Chứng nhận này có hiệu lực trong 1 năm và cần đăng ký đánh giá lại chứng nhận ít nhất là 1 tháng trước ngày hết hạn.

⭐️ Chứng nhận Halal được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm, dịch vụ; trong đó có các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm. Doanh nghiệp muốn đạt được chứng nhận Halal cho sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của mình cần phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn Halal trong suốt quá trình sản xuất, từ khâu trồng trọt, chăn nuôi cho đến thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển.

Phạm vi chứng nhận Halal cho sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm

Phạm vi chứng nhận Halal cho sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm gồm:

  • Thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm tươi sống, chế biến sẵn, sấy khô, đông lạnh và các sản phẩm đóng hộp không chứa những thành phần bị cấm theo luật của người Hồi giáo như thịt lợn, thịt chó, động vật ăn thịt, động vật lưỡng cư, động vật bị giết mổ không theo Tiêu chuẩn Halal, máu, rượu bia, chất gây nghiện,... 
  • Phụ gia thực phẩm và hương liệu: bao gồm cả hương liệu tự nhiên và nhân tạo với yêu cầu không được chứa các thành phần bị cấm như trên. 
  • Dụng cụ, bao bì, bao gói chứa đựng thực phẩm: tất cả các loại dụng cụ, bao bì, bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản đến vận chuyển phải có nguồn gốc chuẩn Halal. 
  • Sản phẩm chăn nuôi và cơ sở giết mổ động vật: bao gồm tất cả các thú nuôi (ngoài lợn, chó, con la, con lừa, cá sấu,...) được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo, đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và giảm thiểu đau đớn cho con vật. 
  • Sản phẩm trồng trọt: đảm bảo sản phẩm được trồng trong môi trường chuẩn Halal với hệ thống tưới tiêu an toàn, không có hóa chất độc hại gây bệnh hoặc làm ô nhiễm môi trường. 
  • Sản phẩm thủy sản: đảm bảo thủy sản tươi ngon, chất lượng. 
  •  Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản: phải đảm bảo có nguồn gốc Halal. 

Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc, để sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm được cấp chứng nhận Halal, doanh nghiệp cần chú ý:

  • Những sản phẩm không xác định rõ là Halal hay Haram được gọi là Mushbooh, và người Hồi giáo sẽ không sử dụng những sản phẩm này. 
  •  Mỗi loại sản phẩm nêu trên sẽ tuân theo các tiêu chuẩn Halal chung và riêng cho từng loại sản phẩm, và các tiêu chuẩn này có thể thay đổi tùy theo thị trường xuất khẩu mục tiêu của doanh nghiệp. 
  • Sản phẩm phải được sản xuất, chế biến bởi người khỏe mạnh, tỉnh táo, có chuyên môn và đã được đào tạo bài bản về Halal.

Phân biệt 3 nhóm tiêu chuẩn Halal phổ biến nhất hiện nay

  1. Khác với đa số các chứng nhận khác, chứng nhận Halal hiện chưa có sự thừa nhận thống nhất toàn cầu giữa các tổ chức công nhận Halal để chấp nhận lẫn nhau nên vẫn tồn tại tính khu vực, tính độc quyền theo từng thị trường Hồi giáo trên thế giới. 
  2. Như với sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm (bao gồm cả bao bì, bao gói thực phẩm), mỗi thị trường nhập khẩu lại yêu cầu các tiêu chuẩn Halal khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn tiêu chuẩn Halal theo đúng thị trường đích xuất khẩu muốn hướng đến để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là 3 nhóm tiêu chuẩn Halal phổ biến hiện nay:
THỊ TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN
TIÊU CHUẨN HALAL THÔNG DỤNG ĐỂ CHỨNG NHẬN
CƠ QUAN BAN HÀNH TIÊU CHUẨN
Chứng nhận Halal có độ phủ lớn nhất gồm: Các quốc gia vùng vịnh Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê Út, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và hầu hết các nước, các thị trường tiêu dùng hồi giáo trên thế giới chấp nhận (ngoại trừ Malaysia và Indonesia yêu cầu phải được chứng nhận bởi tổ chức do chính nước họ công nhận).
UAE.S.2055-1:2015 - Halal Products - Part 1: General Requirement For Halal Food/ Sản phẩm Halal - Phần 1: Yêu cầu chung cho thực phẩm Halal
Hội Hồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC)
Thị trường Malaysia và các nước, các thị trường tiêu dùng hồi giáo trên thế giới cũng chấp nhận vì chương trình công nhận của JAKIM đã có lâu đời và có thương hiệu (tuy nhiên 06 nước vùng vịnh và Indonesia không chấp nhận).
MS 1500:2019 - Halal Food - General Requirement / Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung
Cục phát triển hồi giáo (JAKIM) của Malaysia
Thị trường Indonesia và một số thị trường tiêu dùng hồi giáo trên thế giới cũng chấp nhận (tuy nhiên 06 nước vùng vịnh, Malaysia và một số nước không chấp nhận vì thương hiệu và độ phủ của chương trình này không rộng).
- HAS 23000 - Requirement for Halal Certification / Yêu cầu cho chứng nhận Halal (Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm).
- HAS 23103: Hướng dẫn Tiêu chí Hệ thống Đảm bảo Halal của các Cơ sở giết mổ.
- HAS 23201: Yêu cầu của nguyên liệu thực phẩm Halal.
Cơ quan bảo lãnh sản phẩm Halal (BPJPH) 

Tại sao nên lựa chọn chứng nhận Halal bởi GHC và tổ chức liên kết quốc tế?

Mẫu giấy chứng nhận Halal do GHC cấp

Lựa chọn GHC, quý khách hàng sẽ được:

  • Cung cấp dịch vụ chứng nhận Halal toàn cầu, được công nhận bởi các tổ chức uy tín quốc tế như GAC (Trung tâm Chứng nhận Vùng Vịnh), JAKIM (Malaysia) và BPJPH (Indonesia). 
  • Chứng nhận Halal của GHC được chấp thuận bởi các hội đồng, cộng đồng và hiệp hội Hồi giáo trên toàn cầu, đảm bảo tính hợp lệ với độ phủ lớn nhất thế giới. 
  • Đội ngũ chuyên gia Halal người đạo Hồi có mặt ở khắp 3 miền Việt Nam; đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thông tin chính xác và thuận tiện. 
  •  Chi phí trọn gói, tiết kiệm nhất: GHC báo giá theo chi phí trọn gói cho đến khi đạt được chứng nhận Halal, không phát sinh chi phí đi lại, không yêu cầu doanh nghiệp đưa đón tới địa điểm đánh giá. Do đó, đảm bảo hiệu suất với chi phí tiết kiệm nhất cho khách hàng.

Quy trình chứng nhận Halal cho sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm mới nhất năm nay

Để đạt được Chứng nhận Halal, quý khách hàng cần thực hiện theo quy trình 6 bước như sau:

Bước 1: Đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn Halal

Khách hàng được đào tạo nhận thức về Tiêu chuẩn Halal tương ứng cho sản phẩm muốn được chứng nhận (thực phẩm, bao bì thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm dệt may,…).

Bước 2: Xây dựng hệ thống đảm bảo Halal

Doanh nghiệp tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn độc lập đủ năng lực để xây dựng Hệ thống đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Halal.

Bước 3: Đăng ký chứng nhận

Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal và hồ sơ kèm theo đăng ký.

Bước 4: Đánh giá sơ bộ giai đoạn 1

Tổ chức chứng nhận thực hiện Đánh giá Giai đoạn 1 – Đánh giá sơ bộ tại văn phòng các hồ sơ tài liệu đăng ký và sự sẵn sàng cho giai đoạn đánh giá chính thức.

Bước 5: Đánh giá chính thức giai đoạn 2

Tổ chức chứng nhận thực hiện Đánh giá Giai đoạn 2 – Đánh giá chứng nhận chính thức tại hiện trường nhà máy sản xuất.

Bước 6: Thẩm xét hồ sơ và cấp chứng nhận

Tổ chức chứng nhận thẩm tra hồ sơ sau đánh giá và thực hiện thủ tục cấp chứng nhận nếu nhà máy đạt tiêu chuẩn Halal.

* Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp đã đào tạo và xây dựng xong Hệ thống đảm bảo Halal thì chỉ cần thực hiện từ Bước 3 để được chứng nhận.

Lợi ích của chứng nhận Halal

  1. Việc đạt được chứng nhận Halal cho sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp: 
  2. Tiếp cận thị trường với khoảng trên 1,9 tỷ người tiêu dùng Hồi giáo trên thế giới có nhu cầu mua sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm đạt Tiêu chuẩn Halal. 
  3. Đủ điều kiện để dễ dàng xuất khẩu sản phẩm vào các nước và vùng lãnh thổ theo đạo Hồi hoặc phần đông dân số theo đạo Hồi như: các nước Vùng Vịnh, các nước Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Malaysia, Parkistan,… 
  4.  Mở rộng được thêm tệp khách hàng là người theo đạo Hồi sử dụng sản phẩm, không chỉ tại các nước theo đạo Hồi mà hầu như ở tất cả các nước trên thế giới đều có người Hồi giáo. Ví dụ: Thị trường 28 nước Châu Âu có đến 5% dân số là người đạo Hồi, do đó, nếu sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này được chứng nhận Halal thì sẽ có cơ hội tiếp cận được thêm 5% khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm. 
  5. Doanh nghiệp có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh độc đáo bằng cách thâm nhập vào thị trường người tiêu dùng Hồi giáo đầy tiềm năng nhưng còn ít được khai thác. 
  6. Tăng cường khả năng giữ chân những người tiêu dùng Hồi giáo có thu nhập cao với nhu cầu sử dụng thực phẩm, nông sản lớn. 
  7. Nâng cao chất lượng, an toàn của sản phẩm cũng như uy tín, vị thế của thương hiệu vì khi áp dụng tiêu chuẩn Halal là doanh nghiệp cũng đã áp dụng theo các yêu cầu trong Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm quốc tế như ISO 22000, HACCP, FSSC 22000,...

Liên hệ ngay để được hỗ trợ

Trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: Số 2B3, Đường số 22, Khu phố 4, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 
  • Điện thoại: 097.628.3553  
  •  Email: hcm.vn@halalghc.com 

Địa điểm điều phối kinh doanh tại Tp. Đà Nẵng:

  • Địa chỉ: 109 Huy Cận, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng 
  • Điện thoại: 097.628.3553 
  • Email: danang.vn@halalghc.com 

Địa điểm điều phối kinh doanh tại Tp. Hà Nội:

  • Địa chỉ: Tầng 2, Số H2, ngõ 88 Trung Kính, Tổ 38, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam 
  • Điện thoại: 097.628.3553 
  • Email: hanoi.vn@halalghc.com