Mục lục bài viết
- Halal và Haram là hai thuật ngữ Ả Rập rộng lớn được đút kết ra từ thiên kinh Quran (Qur’an hay Koran) kim chỉ nam của người Hồi Giáo. Hai thuật ngữ này có ý nghĩa đối lập với nhau.
Halal Là Gì?
Halal là tất cả những thứ được cho phép đối với người Hồi giáo và tuân theo luật Shariah của đạo Hồi.
Halal theo ngôn ngữ chính của đạo Hồi là tiếng Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “phù hợp luật” hoặc “được phép dùng”.
Thuật ngữ Halal thường được dùng để mô tả cái gì đó/ điều gì đó là được phép ăn/uống/ sử dụng hoặc thực hiện đối với người theo Hồi giáo.
Sản Phẩm Để Đạt Chứng Nhận Halal Bao Gồm?
Người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm Halal là các sản phẩm hợp pháp mà người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng (không phải chỉ mỗi thực phẩm).
Haram Là Gì?
Haram là tất cả những thứ bị cấm hoặc bất hợp pháp theo luật Shariah của người Hồi giáo.
Haram đối lập với Halal để phân biệt những thứ/những điều trái với Luật Shariah và bị cấm.
Hiện nay có rất nhiều danh mục hoặc phần mềm tra cứu các sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia hoặc chất nào được coi là Haram để người theo đạo Hồi hoặc doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Halal tra cứu, tránh sử dụng.
Theo Đạo Hồi một số động vật hoặc thành phần được coi là Haram bị cấm nhiều nhất đó là:
Thịt, thực phẩm từ lợn, chó và các nguồn dẫn xuất từ chúng.
Sản phẩm từ cá sấu, rắn và khỉ.
Thịt của những loài động vật có móng vuốt và răng nanh dài thẳng như thú săn mồi và ăn thịt: sư tử, hổ, gấu và các loài có đặc điểm tương tự.
Các loại thịt từ chim săn mồi như: kền kền, đại bàng, diều hâu, quạ và các loài chim khác tương tự.
Thịt lấy từ động vật gây hại và gặm nhấm như: chuột, động vật nhiều chân, bọ cạp và các loài khác tương tự.
Các loài động vật mà theo luật shariah quy định không được giết thịt như: kiến, ong và chim gõ kiến, chim đầu rìu, ...
Các loài động vật đáng ghê tởm như: chấy, ruồi và các loài khác tương tự.
Các loài động vật thuộc nhóm lưỡng cư (sống cả ở trên cạn và dưới nước) như: ếch, cá sấu và các loài khác tương tự.
Các loài động vật sống dưới biển mà có độc hoặc gây hại.
Bất kỳ loại động vật nào mà quy trình giết thịt không theo đúng luật Shariah.
Các món tiết hay thực phẩm có thành phần chứa tiết động vật.
Lưu ý:
Có một quan niệm sai lầm rằng Halal và Haram chỉ liên quan đến thực phẩm. Điều này không phải như vậy, hai thuật ngữ này không chỉ áp dụng cho các hạn chế về chế độ ăn uống mà còn áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khác của cuộc sống như lời nói, hành vi, hôn nhân, ứng xử, … Tuy nhiên, hai thuật ngữ này thông thường chủ yếu được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực thực phẩm cho người đạo Hồi.
Đối với các sản phẩm không xác định được là Halal hay là Haram thì người Hồi giáo còn có một thuật ngữ nữa là “Mushbooh” có nghĩa là nghi ngờ. Những sản phẩm thực phẩm phối chế/hỗn hợp có qua sơ chế/chế biến/ bảo quản được áp dụng thuật ngữ “Mushbooh”, còn nghi ngờ chưa phân biệt được thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng.
Chứng Nhận Halal Là Gì?
Chứng nhận Halal là chương trình chứng nhận được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận Halal độc lập, khách quan (Bên thứ 3) có đủ năng lực.
Đánh giá chứng nhận Halal là hoạt động đánh giá một nhà máy/nhà xưởng/một doanh nghiệp/một tổ chức để tìm kiếm bằng chứng của sự phù hợp so với một Tiêu chuẩn Halal cụ thể. Đây là quá trình đánh giá độc lập, khách quan để có đủ bằng chứng chứng nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shariah và Tiêu chuẩn Halal tương ứng.
Tổ chức chứng nhận Halal phải do người Hồi giáo làm chủ và điều hành hoạt động theo các chuẩn mực Tiêu chuẩn ISO quốc tế và Tiêu chuẩn của các Tổ chức công nhận của nước Hồi giáo.
Chuyên gia đánh giá chứng nhận Halal phải là chuyên gia theo đạo Hồi, có bằng cấp chuyên môn phù hợp, cũng như các năng lực theo chuẩn mực quốc tế, cũng như yêu cầu công nhận năng lực của các Tổ chức công nhận của nước Hồi giáo.
Làm Thế Nào Để Xác Minh/ Thẩm Tra Hiệu Lực Và Giá Trị Của Chứng Nhận Halal?
⇒ Khi cần xác minh về giá trị của Chứng chỉ chứng nhận Halal, Chứng chỉ có được chấp nhận/thừa nhận/công nhận hay không các doanh nghiệp có thể liên hệ với GHC Halal theo địa chỉ email: certify@halalghc.com hoặc xác minh trực tiếp trên website tại địa chỉ: https://halalghc.com/verify-certificate
Tại Sao Lựa Chọn Chứng Nhận Halal Bởi GHC?
GHC Halal cung cấp dịch vụ chứng nhận Halal toàn cầu thông qua các chứng chỉ chứng nhận liên kết được công nhận quốc tế bởi GAC (GCC Accredition Center) và được liên kết/chấp nhận/thừa nhận Hội đồng/Cộng đồng/Hiệp hội hồi giáo trong nước cũng như Quốc tế.
Chứng chỉ Halal do GHC thông qua đối tác liên kết cung cấp có giá trị toàn cầu, gần như được chấp nhận toàn cầu và có độ phủ lớn nhất trên thế giới.
Đội ngũ chuyên gia Halal người đạo hồi phủ đều 3 miền đất nước đảm bảo cung cấp dịch vụ thuận tiện.
Chi phí trọn gói không phát sinh chi phí đi lại, không yêu cầu doanh nghiệp đưa đón tới địa điểm đánh giá.
Chi Tiết Liên Hệ
GHC HALAL Trụ sở Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 2B3, Đường số 22, Khu phố 4, Phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 097.628.3553
Email: hcm.vn@halalghc.com
GHC HALAL tại Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 2, Số H2, ngõ 88 Trung Kính, Tổ 38, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 097.628.3553
Email: hanoi.vn@halalghc.com
GHC HALAL tại Đà Nẵng
Địa chỉ: 109 Huy Cận, Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Điện thoại: 097.628.3553
Email: danang.vn@halalghc.com