Hệ thống đảm bảo Halal là gì?
Hệ thống đảm bảo Halal (Halal Assurance System – HAS) là một hệ thống quản lý để duy trì trạng thái Halal của các sản phẩm đã đạt được chứng nhận Halal. Việc xây dựng và duy trì hệ thống đảm bảo Halal giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm Halal, vận hành ổn định quá trình sản xuất và nhân sự để đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra luôn đạt Tiêu chuẩn Halal, không có bất kỳ mối nguy Haram nào xuất hiện.
Halal Assurance System (HAS) là một hệ thống quản lý tích hợp được xây dựng, áp dụng vận hành và duy trì giúp quản lý nguyên liệu, quy trình sản xuất, sản phẩm, nguồn nhân lực và quy trình nhằm duy trì tính ổn định của quy trình sản xuất sản phẩm Halal theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal.
Halal Assurance System (HAS) đóng vai trò là bộ tài liệu, bộ quy trình chuẩn để duy trì tính nhất quán của sản phẩm Halal do doanh nghiệp sản xuất.
HAS được coi như một cơ chế nội bộ trong giám sát, kiểm soát, cải tiến hệ thống Halal, giúp giảm thiểu và kiểm soát các mối nguy là Haram, bảo đảm tính toàn vẹn trong sản xuất Halal. HAS giúp ngăn chặn bất kì sự không tuân thủ nào trong sản xuất sản phẩm Halal.
Xây dựng hệ thống đảm bảo halal đáp ứng tiêu chuẩn Halal trong doanh nghiệp như thế nào?
Để đảm bảo có một hệ thống kiểm soát ổn định, luôn duy trì tuân thủ theo các yêu cầu trong Tiêu chuẩn Halal thì doanh nghiệp có thể thực hiện theo 2 phương án:
– Cho nhân sự đi học, tham gia các khóa đào tạo nhận thức và thấu hiểu tiêu chuẩn Halal, sau đó đội ngũ nhân sự đã được đào tạo sẽ tự triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo Halal.
– Thuê đơn vị tư vấn độc lập có đủ năng lực để đào tạo Tiêu chuẩn Halal cho nhân sự của doanh nghiệp và tư vấn xây dựng Hệ thống đảm bảo Halal tuân thủ theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal.
Các yêu cầu và nguyên tắc chính của Hệ thống đảm bảo Halal?
Hệ thống đảm bảo Halal là tập hợp các quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu mẫu giám sát tập trung vào các yêu cầu và yếu tố chính sau:
- Đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu theo luật Shariat của người đạo Hồi và các yêu cầu riêng đặc thù theo từng tiêu chuẩn Halal tương ứng.
- Kiểm soát các chất cấm/thành phần cấm (Haram). Tập trung nhấn mạnh vào đánh giá nguồn gốc, thành phần của tất cả các nguyên liệu thô, nguyên liệu thứ cấp và các chất phụ trợ cho sản xuất sản phẩm Halal.
- Đảm bảo sự tách biệt của dây chuyền sản xuất/cung cấp dịch vụ của sản phẩm là Halal và không Halal. Tập trung kiểm soát việc thực hiện quy trình vệ sinh làm sạch, ngăn ngừa nhiễm bẩn, nhiễm chất cấm Haram.
- Đảm bảo quá trình truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu trong toàn bộ quá trình sản xuất cũng như kiểm soát chất lượng, an toàn, an toàn thực phẩm của sản phẩm.
- Đảm bảo nhân sự được đào tạo về yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal và nhân sự kiểm soát sản xuất phải là người đạo Hồi đối với một số sản phẩm rủi ro cao hoặc một số công đoạn sản xuất có rủi ro cao (ví dụ chế biến sản phẩm có nguyên liệu từ động vật).
Đối với thực phẩm và đồ uống Halal thì Hệ thống đảm bảo Halal dựa trên các nguyên tắc của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và có thể dễ dàng tích hợp vào tất cả các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế như ISO 22000, HACCP, IFS, BRC, FSSC 22000, …. Vì vậy với các doanh nghiệp đã áp dụng và được chứng nhận các Tiêu chuẩn quốc tế nêu trên thì việc áp dụng Tiêu chuẩn Halal sẽ thuận lợi hơn, đơn giản hơn và chi phí thấp hơn bởi đã có sẵn nền tảng hệ thống từ các tiêu chuẩn quốc tế, chỉ cần tích hợp thêm các quy trình, quy định theo Halal vào hệ thống.
Một số bước cơ bản khi xây dựng Hệ thống đảm bảo Halal
– Thành lập Ban nhóm/đội ngũ quản lý kiểm soát vận hành Halal trong doanh nghiệp.
– Halal đào tạo về các vấn đề Halal quan trọng của cán bộ tham gia vào quá trình Halal quan trọng (ví dụ như cung cấp nguyên liệu và phụ trợ, làm sạch & khử trùng, sản xuất, bảo quản, vận chuyển, phân phối)
– Phân tích quy trình sản xuất, đánh giá rủi ro và nhận định các điểm quan trọng cần kiểm soát theo Halal (điểm kiểm soát Halal) trong quy trình sản xuất và tích hợp chúng cùng với hệ thống phân tích mối nguy an toàn thực phẩm và kiểm soát điểm tới hạn theo HACCP.
– Tập trung vào công đoạn truy xuất đầu vào nguyên liệu Halal cho sản xuất sản phẩm, đảm bảo không có các thành phần cấm Haram.
– Rà soát quy trình truy xuất nguồn gốc và ghi nhãn sản phẩm Halal trên bao bì.
– Tích hợp Hệ thống đảm bảo Halal trong chương trình đánh giá nội bộ
– Tích hợp Hệ thống đảm bảo Halal trong các quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp, quy trình thủ tục thu hồi, triệu hồi, sửa đổi sản phẩm
– Tiến hành đánh giá nội bộ, tự rà soát việc tuân thủ tiêu chuẩn Halal trước khi gửi hồ sơ Đăng ký chứng nhận tới Tổ chức chứng nhận Halal (GHC).
Doanh nghiệp có thể tham khảo Hướng dẫn về Hệ thống đảm bảo Halal của GHC để xây dựng Hệ thống đảm bảo Halal (lưu ý GHC không được phép thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp, đây chỉ là hướng dẫn để doanh nghiệp tự tìm hiểu và tự áp dụng, xây dựng hệ thống đảm bảo Halal).
Làm thế nào để xác minh/ thẩm tra hiệu lực và giá trị của chứng nhận Halal?
Khi cần xác minh về giá trị của Chứng chỉ chứng nhận Halal, Chứng chỉ có được chấp nhận/thừa nhận/công nhận hay không các doanh nghiệp có thể liên hệ với GHC Halal theo địa chỉ email: certify@halalghc.com hoặc xác minh trực tiếp trên website tại địa chỉ: https://halalghc.com/verify-certificate
Tại sao lựa chọn chứng nhận Halal bởi GHC?
– GHC Halal cung cấp dịch vụ chứng nhận Halal toàn cầu thông qua các chứng chỉ chứng nhận liên kết được công nhận quốc tế bởi GAC (GCC Accredition Center) và được liên kết/chấp nhận/thừa nhận Hội đồng/Cộng đồng/Hiệp hội hồi giáo trong nước cũng như Quốc tế.
– Chứng chỉ Halal do GHC thông qua đối tác liên kết cung cấp có giá trị toàn cầu, gần như được chấp nhận toàn cầu và có độ phủ lớn nhất trên thế giới.
– Đội ngũ chuyên gia Halal người đạo hồi phủ đều 3 miền đất nước đảm bảo cung cấp dịch vụ thuận tiện.
– Chi phí trọn gói không phát sinh chi phí đi lại, không yêu cầu doanh nghiệp đưa đón tới địa điểm đánh giá.