GHC GLOBAL HALAL CERTIFICATION COMPANY LIMITED
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN HALAL TOÀN CẦU GHC

Halal make everything better – Halal làm mọi thứ tốt hơn

MEMBER OF WORLD HALAL CERTIFICATION ASSOCIATION

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HALAL MỚI NHẤT 2024 | GHC

chuyên gia

Mục lục

Quy trình chứng nhận Halal? 

Để có được chứng chỉ chứng nhận Halal hợp lệ, hợp pháp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng và yêu cầu của các thị trường hồi giáo thì doanh nghiệp cần thực hiện theo các thủ tục và bước quy trình theo các bước cơ bản, cũng như theo thông lệ quốc tế như sau:

Bước 1: Được đào tạo

Đào tạo nhận thức về Tiêu chuẩn Halal tương ứng cho sản phẩm muốn được chứng nhận (Thực phẩm/bao bì thực phẩm/Mỹ phẩm/Sản phẩm dệt may, …).

Bước 2: Xây dựng hệ thống đảm bảo halal

Doanh nghiệp tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn độc lập đủ năng lực xây dựng Hệ thống đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Halal.

Bước 3: Đăng ký chứng nhận 

Doanh nghiệp Nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal và hồ sơ kèm theo đăng ký.

Bước 4: Đánh giá sơ bộ giai đoạn 1

Tổ chức chứng nhận thực hiện Đánh giá Giai đoạn 1- Đánh giá sơ bộ tại văn phòng các hồ sơ tài liệu đăng ký và sự sẵn sàng cho việc đánh giá chính thức.

Bước 5: Đánh giá chính thực gia đoạn 2

Tổ chức chứng nhận thực hiện Đánh giá Giai đoạn 2- Đánh giá chứng nhận chính thức tại hiện trường nhà máy sản xuất.

Bước 6: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp chứng nhận halal

Tổ chức chứng nhận thẩm tra hồ sơ sau đánh giá và thực hiện thủ tục cấp chứng nhận nếu nhà máy đạt tiêu chuẩn Halal.

👉 Đối với các doanh nghiệp đã đào tạo và xây dựng xong Hệ thống đảm bảo Halal thì chỉ cần thực hiện từ Bước 3 để được đánh giá, chứng nhận.

Các Bước Để Có Được Chứng Nhận Halal?

Chi tiết các thủ tục và bước quy trình để đạt được chứng nhận Halal như sau:

Bước 1: ĐƯỢC ĐÀO TẠO THẤU HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN HALAL

Đối với doanh nghiệp chưa hiểu về các Tiêu chuẩn Halal tương ứng theo yêu cầu của từng thị trường (như các nước vùng vịnh, Ả Rập, Malaysia, Indonesia, …) cần cử các cán bộ nhân viên làm về công tác quản lý sản xuất, quản lý chất lượng tham dự các lớp đào tạo nhận thức và thấu hiểu tiêu chuẩn Halal hoặc mời giảng viên có năng lực và kinh nghiệm về đào tạo tại doanh nghiệp.

Với mỗi thị trường thì lại có các Tiêu chuẩn Halal khác nhau do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng Tiêu chuẩn Halal theo thị trường đích xuất khẩu muốn hướng đến, cũng như mã tiêu chuẩn cụ thể theo dòng sản phẩm muốn được chứng nhận, hiện nay có 03 nhóm Tiêu chuẩn Halal phổ biến là:

  • Bộ tiêu chuẩn Tiêu chuẩn GSO do Hội Hồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) ban hành;
  • Bộ Tiêu chuẩn MS (MS 1500, MS 2200, MS 2565, …) do Cục phát triển hồi giáo (JAKIM) của ban hành;
  • Tiêu chuẩn HAS 23000 do Hội đồng tham vấn các nhà thông thái thuộc Bộ tôn giáo chính phủ Indonesia viết tăt là LPPOM MUI ban hành.

Bước 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẢM BẢO HALAL:

Để đảm bảo có một hệ thống kiểm soát ổn định, chắc chắn tuân thủ theo các yêu cầu trong Tiêu chuẩn Halal thì doanh nghiệp cần xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn độc lập đủ năng lực xây dựng Hệ thống đảm bảo tuân thủ theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal (Hệ thống đảm bảo Halal).

Hệ thống đảm bảo Halal là tập hợp các quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu mẫu giám sát tập trung vào các yếu tố chính sau:

  • Đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu theo luật Shariat của người đạo Hồi và các yêu cầu riêng đặc thù theo từng tiêu chuẩn Halal tương ứng.
  • Kiểm soát các chất cấm/thành phần cấm (Haram);
  • Đảm bảo sự tách biệt của dây chuyền sản xuất/cung cấp dịch vụ của sản phẩm là Halal và không Halal.
  • Đảm bảo nhân sự được đào tạo về yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal và nhân sự kiểm soát sản xuất phải là người đạo Hồi đối với một số sản phẩm rủi ro cao (ví dụ sản phẩm có nguồn gốc thịt động vật).
  • Kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn sản phẩm không phải thực phẩm.

Bước 3. NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HALAL

Mỗi tổ chức chứng nhận sẽ có một mẫu đơn đăng ký chứng nhận Halal cung cấp cho khách hàng. Mẫu Đăng ký chứng nhận Halal của GHC theo mẫu HF.08.01 – Đăng ký chứng nhận Halal và lựa chọn chương trình, Tiêu chuẩn chứng nhận Halal phù hợp với thị trường xuất khẩu:

Nộp phiếu đăng kí chứng nhận . Phiếu đăng ký Chứng nhận gồm có:

  1. Mẫu kê khai HF.08.01 - Đăng ký chứng nhận (Application Form)
  2. Mẫu kê khai HF.08.02 – Danh mục kê khai thành phần cấu tạo của sản phẩm và phụ gia, hóa chất sử dụng trong sản xuất và trong sản phẩm Halal (List of ingredients, additives and chemicals).

Lưu ý: Doanh nghiệp (tổ chức đăng ký chứng nhận Halal) cần tìm hiểu rõ thị trường xuất khẩu của sản phẩm để tiến hành lựa chọn chương trình chứng nhận theo 3 chương trình chứng nhận thông dụng nhất là GCC / JAKIM Malaysia / MUI Indonesia.

  • Để lựa chọn đúng Tiêu chuẩn theo thị trường xuất khẩu tham khảo bài viết sau của GHC: Chứng nhận Halal như thế nào là hợp lệ? Cách kiểm tra chứng nhận Halal hợp lệ và được công nhận quốc tế hoặc được chấp nhận/thừa nhận?
  • Sau khi doanh nghiệp kê khai Đăng ký chứng nhận Halal và gửi các hồ sơ cần thiết kèm theo (nếu có) thì Tổ chức chứng nhận (GHC Halal) sẽ tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận để xác định các điều kiện cho chứng nhận chính thức. Nếu doanh nghiệp và GHC hội đủ các điều kiện thì nhân viên chăm sóc khách hàng của GHC sẽ tiến hành báo giá cho khách hàng, thương thảo chi phí và tiến tới ký kết hợp đồng chứng nhận sau khi hai bên thống nhất các thỏa thuận chứng nhận.

Bước 4: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ GIAI ĐOẠN 1

Tổ chức chứng nhận (GHC) thực hiện Đánh giá Giai đoạn 1 (Đánh giá sơ bộ) tại văn phòng của GHC để đánh giá các hồ sơ, tài liệu gửi kèm theo đăng ký chứng nhận, cũng như đánh giá sự sẵn sàng cho việc đánh giá chính thức tại Nhà máy (Đánh giá giai đoạn 2)

Các tài liệu, hồ sơ cần có để thực hiện đánh giá giai đoạn 1 bao gồm:

  • Tài liệu mô tả sơ đồ tổ chức các bộ phận và chức năng của các bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Đăng ký kinh doanh của công ty hoặc Quyết định thành lập,
  • Các giấy phép hoạt động/giấy phép đủ điều kiện sản xuất (nếu lĩnh vực/ngành nghề yêu cầu).
  • Quy trình sản xuất/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm đăng ký chứng nhận Halal.
  • Danh mục kê khai thành phần cấu tạo của sản phẩm và phụ gia, hóa chất sử dụng trong sản xuất và trong sản phẩm Halal để chứng minh chứng minh thành phần nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram.
  • Các chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đã áp dụng tại Nhà máy như ISO, HACCP, GMP, GAP, … (nếu có).
  • Các phiếu kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu/ sản phẩm liên quan (nếu có)

Chuyên gia đánh giá của GHC sẽ đánh giá các hồ sơ, gọi điện phỏng vấn trao đổi với đầu mối liên lạc của doanh nghiệp để bổ sung làm rõ các thông tin và thông báo đến doanh nghiệp để bổ sung thông tin còn thiếu (nếu cần).

Bước 5: ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC GIAI ĐOẠN II

  • Tùy theo chương trình chứng nhận Halal và Tiêu chuẩn Halal mà doanh nghiệp đăng ký chứng nhận (theo thị trường xuất khẩu) Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện quy trình đánh giá chứng nhận chính thức theo Chương trình chứng nhận của GCC hoặc JAKIM Malaysia hoặc MUI Indonesia.
  • Trường hợp tổ chức chứng nhận không cung cấp đủ các Chương trình chứng nhận Halal đầy đủ theo thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp mong muốn thì Tổ chức chứng nhận có thể liên kết quốc tế với các tổ chức chứng nhận Halal nước ngoài để kết hợp đánh giá chứng nhận đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ các chứng nhận Halal theo từng thị trường phù hợp.
  • Mục đích đánh giá giai đoạn 2 là tìm kiếm bằng chứng tại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu trong Tiêu chuẩn Halal đăng ký chứng nhận tương ứng. Bằng chứng của đánh giá Halal gồm Điểm phù hợp và Điểm không phù hợp.

Ví dụ: Một số điểm không phù hợp trong đánh giá chứng nhận Halal gồm:

  1. MINOR (Điểm không phù hợp nhẹ): Các vấn đề liên quan tới vệ sinh nhà xưởng, an toàn thực phẩm ở mức độ rủi ro thấp; hoặc hồ sơ chưa đầy đủ, việc kiểm soát chưa đáp ứng đầu đủ yêu cầu (ví dụ như việc sử dụng một số hoá chất không phải là Haram nhưng là chất cấm hoặc hạn chế sử dụng, vệ sinh cá nhân chưa đáp ứng đầy đủ, kiểm soát côn trùng chưa đáp ứng đầy đủ, …); •
  2. MAJOR (Điểm không phù hợp nặng): Liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu thịt không có chứng chỉ Halal hoặc khi đánh giá giám sát/đột xuất thấy doanh nghiệp thay đổi thành phần nguyên liệu, thay đổi nhà cung cấp, máy móc và di dời của nhà máy mà không báo cáo, …
  3. CRITICAL (Điểm không phù hợp nghiêm trọng):  Liên quan đến việc sử dụng các thành phần Haram (bị cấm) trong sản xuất (ví dụ như không giết động vật theo nghi thức đạo hồi, sử dụng thịt lợn/heo hoặc thành phần/dẫn xuất từ thịt heo, …).
  4. Với những điểm không phù hợp Nhẹ hoặc Nặng (đặc biệt là không phù hợp nặng) được đề cập ở trên sẽ dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực chứng chỉ và doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các hành động khắc phục phòng ngừa và gửi bằng chứng thực hiện.
  5. Với điểm không phù hợp Nghiêm trọng nếu là đánh giá lần đầu thì Đoàn đánh giá sẽ dừng, hủy bỏ cuộc đánh giá còn với đánh giá giám sát định kỳ/đột xuất thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ Halal đã cấp cho doanh nghiệp.

Bước 6: THẨM XÉT HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CHỨNG NHẬN

Thẩm xét hồ sơ đánh giá

  • Kết thúc quá trình đánh giá giai đoạn 2, Đoàn chuyên gia đánh giá lập Báo cáo đánh giá và các biểu mẫu đánh giá gửi cho doanh nghiệp lưu cũng như gửi cho Tổ chức chứng nhận (GHC) để tiến hành thẩm xét hồ sơ và ra quyết định chứng nhận.
  • Trong trường hợp có những Điểm không phù hợp so với yêu cầu trong Tiêu chuẩn Halal, Tổ chức được đánh giá (doanh nghiệp) phải tiến hành các hành động khắc phục, gửi báo cáo hành động khắc phục và các bằng chứng kèm theo đến Tổ chức chứng nhận (GHC) trong khoảng thời gian tối đa là 90 ngày kể từ ngày đánh giá tại hiện trường.
  • Đoàn chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thẩm tra và chấp nhận các hành động khắc phục mà doanh nghiệp gửi tới.
  • Phòng chứng nhận của GHC sẽ tiến hành trình hồ sơ đánh giá và các bằng chứng kèm theo cho Hội đồng thẩm xét hồ sơ (bao gồm cả Hội đồng giáo luật đạo hồi Sharia) để đảm bảo rằng các hoạt động đánh giá đã diễn ra theo đúng yêu cầu, đúng thủ tục và các điểm không phù hợp đều đã được khắc phục một cách kịp thời, thích hợp trước khi xem xét cấp chứng nhận.

Xem xét cấp chứng nhận:

Nếu hồ sơ đánh giá đáp ứng yêu cầu sau thẩm xét của Hội động thẩm xét thì Bộ phận chứng nhận của Tổ chức chứng nhận sẽ dự thảo Quyết định chứng nhận, chứng chỉ chứng nhận và Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận Halal gửi cho khách hàng thống nhất và trình Lãnh đạo có thẩm quyết xem xét, ký phê duyệt.

Sau khi chứng nhận, Tổ chức chứng nhận (GHC) sẽ đánh giá sự duy trì tuân thủ theo Halal thông qua đánh giá giám sát định kỳ hoặc đánh giá đột xuất. Khi có bằng chứng cho thấy Doanh nghiệp không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal hoặc yêu cầu của Tổ chức chứng nhận sẽ dẫn đến việc đình chỉ hiệu lực chứng chỉ hoặc thu hồi chứng chỉ đã cấp.

Làm thế nào để xác minh/ thẩm tra hiệu lực và giá trị của chứng nhận Halal?

Khi cần xác minh về giá trị của Chứng chỉ chứng nhận Halal, Chứng chỉ có được chấp nhận/thừa nhận/công nhận hay không các doanh nghiệp có thể liên hệ với GHC Halal theo địa chỉ email: certify@halalghc.com hoặc xác minh trực tiếp trên website tại địa chỉ: https://halalghc.com/verify-certificate

Tại sao lựa chọn chứng nhận Halal bởi GHC?

  1. GHC Halal cung cấp dịch vụ chứng nhận Halal toàn cầu thông qua các chứng chỉ chứng nhận liên kết được công nhận quốc tế bởi GAC (GCC Accredition Center) và được liên kết/chấp nhận/thừa nhận Hội đồng/Cộng đồng/Hiệp hội hồi giáo trong nước cũng như Quốc tế.
  2. Chứng chỉ Halal do GHC thông qua đối tác liên kết cung cấp có giá trị toàn cầu, gần như được chấp nhận toàn cầu và có độ phủ lớn nhất trên thế giới.
  3. Đội ngũ chuyên gia Halal người đạo hồi phủ đều 3 miền đất nước đảm bảo cung cấp dịch vụ thuận tiện.
  4. Chi phí trọn gói không phát sinh chi phí đi lại, không yêu cầu doanh nghiệp đưa đón tới địa điểm đánh giá.
Share the Post:

Bài viết liên quan

Ban Tôn giáo Chính Phủ ghé thăm trụ sở văn phòng GHC

Vào chiều ngày 03/10/2024, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có chuyến thăm chính thức…